Các phong cách thiết kế nội thất phổ biến (Phần 7)

Tống hợp các phong cách thiết kế nội thất phổ biến hay được sử dụng nhất

BLOG THIẾT KẾ

DK DECOR

11/4/20233 min read

19/ Phong cách Metallic.

Phong cách thiết kế Metallic là phong cách thiết kế nội thất kim loại có đặc tính sử dụng các đường thẳng xác định để làm nổi bật các bề mặt bóng loáng đặc biệt.

Nhận biết:

  • Đặt nặng việc sử dụng các bề mặt kim loại sáng bóng cao và màu sắc.

  • Có xu hướng tối tự nhiên, thường màu đen, màu nâu sẫm, màu xám đen hoặc màu xám.

  • Đồ nội thất hiện đại và mang tính cách mạng trong phong cách thiết kế và thảm mỹ.

  • Bề mặt thép không gỉ có thể tìm thấy trong nhà bếp như các thiết bị nấu nướng bên trong, thép không gỉ có thể đi với bề mặt gỗ tạo ra sự tương phản của ấm áp trong gỗ và lạnh lùng trong kim loại.

  • Bề mặt bạc và vàng tăng thêm sự tinh tế và sang trọng cho căn phòng.

  • Kim loại với độ sáng và nhiều màu sắc khác nhau có thể là 1 điểm nhấn ấn tượng trong thiết kế.

20/ Phong cách Midcentury Modern.

Phong cách thiết kế Midcentury Modern là phong cách tươi mát, sáng sủa và thân thiện, phản ánh cảm giác lạc quan của thời hậu chiến. Không gian nội thất mở do Frank Lloyd Wright khai sinh và Ludwig Mies Van Der Rohe làm thăng hoa, là dấu ấn mạnh mẽ của phong cách này.

Nhận biết:

  • Đơn giản, thẳng thớm, dễ xây dựng.

  • Tường thường được sơn trắng, dù đôi khi được tô điểm thêm bằng các mảng gỗ ấm áp.

  • Xu hướng cục đoan hóa kỹ thuật, chú trọng sử dụng các mối nối và các khớp 1 cách hợp lý.

  • Các gờ chỉ trang trí được sử dụng hạn chế.

  • Các bức vách ngăn chỉ chia không gian sinh hoạt một cách tương đối chứ không tạo cảm giác cách biệt.

21/ Phong cách Minimalism (tối giản).

Phong cách thiết kế Minimalism là phong cách chú trọng việc giảm thiểu tối đa việc trang trí trong không gian nội thất, việc trang trí theo phong cách này hướng sự chú ý đến những đường nét và kết cấu được ẩn giấu bên dưới. Đi ngược lại các tiêu chuẩn trang trí truyền thống về việc làm phong phú không gian bên trong, phong cách này hướng đến việc loại bỏ các vật dụng thừa thãi nhằm giữ lại không gian trống hoàn hảo.

Nhận biết:

  • Các mảng tường, sàn và hiệu quả ánh sáng trên các mặt phẳng là yếu tố quan trọng làm nên phong cách tối giản.

  • Thiết kế sử dụng những sác thái đẹp, những chất liệu tự nhiên cao cấp, sử dụng những mẫu nội thất hiện đại nhất với nhiều chất liệu khác nhau.

  • Hạn chế sử dụng những chi tiết hoặc vật dụng để trang trí.

  • Sử dụng hạn chế về màu sắc, thường có không quá 3 màu, tường màu trung tính hoặc trắng làm nền.

  • Hạn chế trang trí bố trí quá nhiều đồ đạc trong nội thất, chỉ giữ lại những phần thực sự cần thiết cho yếu tố thẩm mỹ và công năng.

  • Ánh sáng nội thất là 1 phần rất quan trọng trong tổng thể trang trí chung.

  • Vật liệu: Gỗ, bê tông, kiếng, gạch, nhựa. Có thể sử dụng vật liệu thô hay vân nhám.

  • Slogan: "Sử dụng những cái rất cần thiết thay cho những cái cần thiết".