Các phong cách thiết kế nội thất phổ biến (Phần 8)

Tống hợp các phong cách thiết kế nội thất phổ biến hay được sử dụng nhất

BLOG THIẾT KẾ

DK DECOR

11/5/20234 min read

22/ Phong cách Modernism (Phong cách hiện đại).

Phong cách thiết kế Modernism là phong cách thiết kế nội thất đoạn tuyệt hoàn toàn với kiến trúc cổ điển, thể hiện 1 lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội châu âu cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các công trình tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối, không gian, tổ chức mặt bằng tự do, loại bỏ yếu tố trang trí của trường phái cổ điển, cũng như việc sử dụng các vật liệu hiện đại như kính, thép, nhôm, bê tông, gạch.

Nhận biết:

  • Dây chuyền công năng được đề cao, hợp lý, tiết kiệm được không gian giao thông và vật liệu, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật.

  • Phong cách thiết kế sắc nét hính khối mạnh mẽ.

  • Đường, mảng và khối tạo nên không gian nội thất, không có nhiều chi tiết rườm rà.

  • Ánh sáng có vai trò đặc biệt quan trọng, thiết kế lấy ánh sáng tối đa cho không gian.

  • Tạo điểm nhấn nghệ thuật bằng việc đặt các tác phẩm điêu khắc hoặc cành cây nhỏ.

  • Cửa sổ rộng bằng kính là giải pháp tối ưu cho thiết kế này, tạo ánh sáng chuyên dụng cho các vật trang trí để làm nổi bật góc không gian.

  • Giao thoa cùng với thiên nhiên, cây xanh và mặt nước khá chú trọng ở vị trí nội và ngoại thất.

  • Sáng sủa và thanh thoát với những màu sắc phản ánh cá tính và sở thích cá nhân.

  • Các vật liệu khoa học kỹ thuật tiên tiến được áp dụng phong phú và đa dạng.

  • Sử dụng nến cơ bản, sau đó kết hợp các vật khác với màu sác ưa thích để tạo nên sự khác biệt.

  • Slogan: "Trang trí là trọng tội".

23/ Phong cách Organic.

Phong cách thiết kế Organic là phong cách thiết kế mà vật dụng và không gian được biểu hiện ra bên ngoài bằng những đường cong ngẫu nhiên lấy cảm hứng từ những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống.

Nhận biết:

  • Đặc điểm của đường, nét, mảng là không ai đoán được điểm dừng, sự ngẫu hứng và tự do biến đổi liên tục và nhịp nhàng không theo 1 quy luật nào, không lặp lại làm cho người xem thấy bất ngờ và không nhàm chán.

  • Đặc điểm của hình khối là bất định, thường mang tính hình tượng cao, gợi cho người xem nhiều cảm xúc liên tưởng.

  • Màu sắc: Nổi bật, ấn tượng, táo bạo, có sức hút mạnh mẽ, bố cục màu tương phản rực rỡ, có khi là màu của vật thế, có khi là màu do tương phản ánh sáng tạo nên.

  • Vật liệu: Dễ gọt đẽo, chạm trổ, bối đắp, uốn cong, nung chảy, đổ khuôn, kéo sợi...

  • Các bức vách ngăn chỉ chia không gian sinh hoạt một cách tương đối chứ không tạo cảm giác cách biệt.

24/ Phong cách Pop Art.

Phong cách thiết kế Pop Art là trào lưu nghệ thuật mới xuất hiện tại Anh trong thập kỷ 50 của thế kỷ 20, và phát triển rực rỡ nhất tại Mỹ. Pop art tự thân nó là hiện đại, do đó màu sắc, ánh sáng, hình khối, vật liệu xác định đơn giản, cách điệu từ những vật dụng trong cuộc sống đời thường, mang tính công năng, thẩm mỹ và hiệu quả.

Nhận biết:

  • Nét đặc trưng và nổi bật nhất chính là màu sắc, gam màu rực rõ, tươi mới và hiệu quả thị giác tương phản mạnh mẽ. Nó thể hiện tính đa chiều, tính cách của ngôi nhà: Mạnh mẽ, táo bạo, quyến rũ, lãng mạn, thể hiện sự chuyển động của hính khối và ánh sáng.

  • Pop Art là nghệ thuật đại chúng, có tính nhất thời, hiệu quả sử dụng và kính tế cao, tính chất trẻ trung, phóng khoáng, táo bạo, dí dỏm, hài hước.